So sánh van bi và van cầu về cơ chế làm việc, ứng dụng. Để thấy được sự khác biệt của hai loại van mà chúng ta dễ dàng lựa chọn hay thay thế chúng lẫn nhau.
Lựa chọn van bi hay van cầu? Cùng chỉ ra sự khác biệt giữ chúng để tạo dễ dàng lựa chọn chúng cho từng ứng dụng phù hợp. Hoặc dùng chúng để thay thế lẫn nhau cho một số ứng dụng hay môi chất.
Trước tiên, hãy tìm hiểu sơ bộ về hai loại van trên
– Van bi: đóng mở nhanh bằng một quả bi tròn được đục rỗng ở giữa để môi chất đi qua dễ dàng
– Van cầu: còn được gọi là van tay vặn, đóng mở bởi đĩa van nằm ngang nâng lên hoặc hạ xuống dựa vào cơ cấu truyền động tay quay bên ngoài van
1- Thiết kế
– Van bi: Thiết kế đơn giản, đóng mở nhanh. Thường được sử dụng khá phổ biến và dùng nhiều ở các size nhỏ.
– Van cầu: Có các size với kích thước lớn còn van bi thì không, do việc chế tạo bi size lớn rất tốn kém.
2- Cơ chế làm việc
– Van bi: đóng mở dễ dàng bởi quả cầu thông qua sự điều khiển của tay cầm phía ngoài van. Van bi là loại van bền bỉ và có thể cho môi chất có thể đi qua van bi cả 2 chiều.
– Van cầu: Môi chất đi qua van theo một chiều nhất định được chỉ dẫn trên thân van. Nếu lắp đặt ngược lại thì van sẽ bị hư hỏng.
– Van bi: Dùng cho các ứng dụng đóng mở nhanh. Nó có thể dùng để điều tiết môi chất nhưng không điều chỉnh dòng chảy tốt bằng van cầu.
– Van cầu: Dùng cho các ứng dụng cần điều tiết hoặc điều chỉnh môi chất. Nó được coi là tiêu chuẩn cho ngành van điều khiển. Vì vậy nó rất phù hợp cho ứng dụng hơi nước, dầu, khí nén…
4- Tổng kết so sánh van bi và van cầu
Tùy thuộc vào ứng dụng mà chúng ta lựa chọn van bi hoặc van cầu dựa trên những gì mà chúng tôi đã nêu ở trên. Với ứng dụng đóng mở nhanh hãy chọn van bi. Còn với ứng dụng cần điều tiết môi chất chính xác thì sử dụng van cầu.
Bài viết được biên tập bởi Đinh Phong – V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link về bài viết khi bạn sao chép nội dung tại đây. Cảm ơn