Van giũ bụi (pluse valve) là loại van tạo ra sóng xung kích lớn (kèm với tiếng nổ) để rũ bỏ bụi trong một khu vực lắp đặt. Chính vì tác dụng đó mà người ta hay gọi nó là van rũ bụi, van nổ. Van nổ hay van rũ bụi cũng là tên gọi khác của nó.
Van giũ bụi là tên gọi phổ biến cho dòng van pluse valve. Đây là loại van tạo ra sóng xung kích lớn (kèm với tiếng nổ) để rũ bỏ bụi trong một khu vực lắp đặt. Chính vì tác dụng đó mà người ta hay gọi nó là van rũ bụi, van nổ.
Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp. Để bảo vệ môi trường lao động và môi trường sống thì bụi được thu gom và xử lý. Vì bụi có đường kính khá nhỏ nên nó lơ lửng trong không khí. Rất khó để loại bỏ hết chúng và rất khó để lọc hết được bụi. Tuy nhiên hiện nay việc loại bỏ lọc chủ yếu nhờ và việc hút chúng vào các túi lọc kích cỡ lớn. Nhưng việc phát sinh là bụi sẽ nhanh chóng bít kín túi lọc.
Để giải quyết vấn đề túi lọc bị bít kín bởi bụi người ta sẽ lắp van pluse (van rũ bụi) vào. Tùy vào thời gian cài đặt mà van giũ bụi sẽ hoạt động đều đặn để rũ bỏ bụi trên thành của túi lọc.
Van rũ bụi hoạt động giống như van điện từ bình thường. Có khác là chúng dùng cho môi chất khí nén để tạo ra một sóng xung kích mạnh mẽ.
Van giũ bụi thông thương là van thường đóng. Khi van được cấp điện, màng van mở ra nhanh và tạo nên chênh áp suất cực cao. Điều này tạo nên sóng xung kích bằng khí nén lớn. Sóng xung kích chạy thẳng theo hướng của van va đập vào các bề mặt trên đường đi. Đối với túi rũ bụi thì sóng xung kích là túi căng giãn lên, từ đó lượng bụi bám trên túi lọc bụi sẽ rơi ra.
Trước khi mua van giũ bụi bạn cần quan tâm nó phải phù hợp về kích cỡ, thông số so với loại van cũ. Nếu bạn mua mới để sử dụng cần quan tâm đến: kích cỡ, áp suất hoạt động, độ dài xung (pluse), kích thước bồn chứa…
Mỗi một nhà sản xuất sẽ thiết kế kiểu dáng, mẫu mã và thông số khác nhau. Tuy nhiên như tôi đã nêu ở trên thì bạn chỉ cần quan tâm vài vấn đề chính đó. Hoặc có thể liên hệ với các kỹ sư của chúng tôi để được hỗ trợ.
Tuyên bố trách nhiệm
Bài viết được tác giả Đức Phú biên soạn dựa vào kinh nghiệm nhiều năm trong ngành van, có sử dụng video minh họa từ hãng SMC. Không sao chép nội dung của các trang web khác. Mọi ý kiến tranh luận hay đóng góp vui lòng gửi về: sales@vanphongphu.com
Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link về bài viết này khi bạn sao chép nội dung. Cảm ơn
Các loại van công nghiệp được sử dụng cho hơi nóng ở nhiệt độ cao. Những loại van như: van cầu hơi, van an toàn hơi nóng, van giảm áp hơi, bẫy hơi, van một chiều… Tất cả đều được V2P cung cấp đến quý vị với giá cả phải chăng với giá tốt. Luôn có sẵn từ các size: DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50, DN65, DN80. Cho đến các size lớn: DN100, DN125, DN150, DN200, DN250.
Van hơi nóng là loại van được dùng cho môi chất hơi nước của lò hơi. Nó là loại van đòi hỏi phải chịu nhiệt độ cao và thời gian sử dụng lâu dài. Có thể là các loại van hơi như: van cầu, van điều áp hơi, van an toàn, bẫy hơi, lọc Y…
Nhìn chung van hơi công nghiệp sẽ có giá cao hơn các loại van công nghiệp thường dùng cho nước và khí nén. Bởi vì phải làm việc trong môi trường nhiệt độ cao mà nó được làm bằng các vật liệu chịu nhiệt. Do vậy mà giá bán của nó cũng cao hơn những loại van cho môi chất thông thường. Vật liệu chế tạo có thể kể đến như: thép, gang, đồng, inox…
2. Các loại van hơi công nghiệp phổ biến hiện nay
2.1 Van cầu hơi nóng
Loại van cầu chịu được nhiệt độ cao từ 180°C trở lên thường được sử dụng cho hơi nóng. Chúng có thể chịu được nhiệt độ tới 450°C khi được làm bằng thép. Ngoài sử dụng cho hơi nước thì nó cũng sử dụng cho cả dầu nóng ở nhiệt độ cao. Khả năng chịu nhiệt độ cao ở trạng thái lâu mà không hư hỏng luôn được đánh giá cao.
Do được chế tạo bởi nhiều tiêu chuẩn ở các nước khác nhau nên có hình dạng khác nhau. Mà từ đó chúng có những tên gọi như: van yên ngựa, van chữ ngã, van tay vặn, van bellow… Tuy gọi khác nhau theo hình dáng nhưng bản chất thì vẫn là van cầu vì có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như nhau.
Van cầu bellow seal V2P – Xuất xứ: Trung Quốc, Đức – Áp suất: 16bar, 25bar, 40bar – Nhiệt độ: 450°C – Size: DN15 – DN500 – Ứng dụng: hơi nóng, nước, khí nén, xăng dầu, dầu nóng | |
Van cầu bellow seal KSB – Xuất xứ: Đức – Áp suất: 16bar, 25bar, 40bar – Nhiệt độ: 350°C – Size: DN15 – DN500 – Ứng dụng: hơi nóng, nước, khí nén, xăng dầu, dầu nóng |
Lò hơi là nơi cung cấp nguồn hơi nước cho cả hệ thống. Từ đó mà hơi nước chạy đi khắp nơi phục vụ cho sản xuất trong nhà máy hoặc đến vị trí tiêu thụ. Do là đầu nguồn cấp nên hơi nước sẽ có áp suất cao. Khi đến nơi sử dụng thì lại cần áp suất thấp hơn và ổn định hơn. Vì lẽ đó mà van điều áp được sử dụng để điều chỉnh áp suất xuống. Từ đó mà van giảm áp dùng cho lò hơi được hình thành.
Van điều áp hơi nóng PN16 cho lò hơi – Xuất xứ: Nhật, Hàn Quốc – Áp suất đầu vào: 1-16bar – Áp suất đầu ra: 0.5-9bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -200A | |
Van điều áp hơi nóng Yoshitake GP-2000 – Xuất xứ: Nhật Bản, Thái Lan – Áp suất đầu vào: 1-20bar – Áp suất đầu ra: 1-14bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -200A | |
Van điều áp hơi nóng YNY – Xuất xứ: Hàn Quốc – Áp suất đầu vào: 1-10bar – Áp suất đầu ra: 0.5-5bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -40A |
Như bạn đã biết lò hơi (nồi hơi) là nguồn cung cấp hơi nước. Để đảm bảo an toàn cho đường ống, lò hơi khi hiện tượng áp suất tăng cao quá mức. Chúng ta sẽ sử dụng loại van an toàn lò hơi. Nó được lắp đặt trên lò hơi và trên vị trí đường ống hơi chính và nhánh. Với mức áp suất xả cài đặt trên thân van sẽ giúp van mở để xả áp ra ngoài. Từ đó giúp hệ thống an toàn không bị phá hủy hoặc hư hại do hiện tượng quá áp.
Đây có thể coi là loại van đặc biệt nhất trong hệ thống hơi nước. Nó rất quan trọng và bạn không nên tiết kiệm chi phí cho việc đảm bảo an toàn.
Van an toàn đồng có tay, không tay, nối ren – Xuất xứ: Đài Loan – Áp suất: 0-10bar – Nhiệt độ: 180°C – Ứng dụng: nước, khí nén, xăng dầu, hơi nóng – Size: 15A -50A | |
Van an toàn inox 304 316 có tay, không tay, nối ren – Xuất xứ: Đài Loan – Áp suất: 0-10bar – Nhiệt độ: 180°C – Ứng dụng: nước, khí nén, xăng dầu, hơi nóng – Size: 15A -50A | |
Van an toàn Leser 441 – Xuất xứ: Đức – Áp suất: 0-40bar – Nhiệt độ: 450°C – Ứng dụng: nước, khí nén, xăng dầu, hơi nóng, dầu nóng – Size: DN25 – DN200 | |
Van an toàn YNV – Xuất xứ: Hàn Quốc – Áp suất: 0-11bar – Nhiệt độ: 220°C – Ứng dụng: nước, khí nén, xăng dầu, hơi nóng – Size: DN15 – DN150 |
Hơi nước tồn tại trong một hệ thống đường ống kín và bị mất nhiệt dần. Từ đó mà hơi nước lặp lại vòng tuần hoàn trở lại thành nước nóng. Nước nóng này được gọi là nước ngưng tụ và nó tồn tại trong đường ống. Càng tồn tại lâu thì chúng càng gây ra mất nhiệt nhanh hơn, gây ra búa nước phá vỡ đường ống. Thiết bị quan trọng dùng để tách chúng ra khỏi đường ống là bẫy hơi.
Bẫy hơi (steam trap) giúp loại bỏ nước mà vẫn giữ lại được hơi nóng. Tất nhiên là không thể giữ được 100%, sẽ có một thất thoát nhỏ kèm theo.
Bẫy hơi phao Yoshitake – Xuất xứ: Nhật Bản – Áp suất: 0-21bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -50A | |
Bẫy hơi đồng tiền YNV – Xuất xứ: Hàn Quốc – Áp suất: 0-16bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -50A | |
Bẫy hơi cốc bucket Nicoson – Xuất xứ: Đài Loan – Áp suất: 0-10bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -50A |
Liên hệ tư vấn và báo giá các loại van hơi công nghiệp: Mr Phong O936 662 69O
Cách lắp đặt van an toàn và cách điều chỉnh áp suất van an toàn phù hợp. Lắp đúng cách sẽ giúp van hoạt động tốt khi xảy ra sự cố.
Như bài viết trước đây của chúng tôi có giới thiệu về van an toàn là gì. Ở bài viết này chúng tôi hướng dẫn quý vị cách lắp đặt van an toàn chuẩn cách. Việc lắp đặt đúng cách sẽ kéo dài tuổi thọ van. Giữ van luôn ở trạng thái tốt và sẵn sàng hoạt động trong trường hợp quá áp. Cũng như cách điều chỉnh áp suất của van theo mong muốn để có áp phù hợp.
Trước khi mua sản phẩm van để lắp đặt thì quý vị cần biết chắc rằng mình mua loại phù hợp. Thông thường quý vị cần tính toán lưu lượng môi chất đi qua bồn chứa, đường ống nơi lắp đặt. Và lựa chọn safety valve có lưu lượng xả thích hợp trong trường hợp quá áp xảy ra. Nếu đầu vào của thiết bị vẫn giữ nguyên mức độ tăng áp liên tục mà van xả ra là có lưu lượng hạn chế. Điều đó vẫn có thể gây ra tình trạng phá hủy thiết bị.
Việc lắp đặt van an toàn cần lưu ý như sau:
– Vệ sinh sạch vị trí cần lắp đặt, đường ống hay bồn chứa
– Lắp đặt van hướng lên trên, theo phương thẳng đứng. Tuyệt đối không lắp van hướng ngược xuống hoặc nằm ngang
– Lắp van tại vị trí cao, không bị ngập bởi môi chất
– Lắp đặt kèm một đồng hồ đo áp suất gần van để biết được áp suất của hệ thống
– Nên lắp đặt đường ống thu hồi môi chất đầu xả của van hoặc dẫn tới bồn chứa loại bỏ.
Việc tự điều chỉnh áp này không được khuyến khích vì sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thống và rất dễ sai lầm. Quý vị nên kiểm định và cài đặt sẵn dải áp suất trước tại các trung tâm kiểm định. Những nơi đó sẽ có thiết bị phù hợp để điều chỉnh áp suất xả phù hợp hơn. Mọi việc làm tự ý điều chỉnh áp suất điều không nên. Tuy nhiên chúng tôi vẫn giới thiệu cách điều chỉnh áp của van an toàn để quý vị tham khảo.
– Trường hợp quý vị đã lắp đặt van lên hệ thống và cần điều chỉnh áp suất. Như vậy quý vị cần biết được áp suất của hệ thống đang là bao nhiêu và cần cài đặt áp suất xả là bao nhiêu?
– Trường hợp quý vị chưa lắp đặt van lên hệ thống và cần điều chỉnh trước và sau đó mới lắp đặt. Việc này thì quý vị kết nối tạm van với đường ống khí nén để có thể cài đặt.
– Quan sát trên đầu van nếu có núm ốc điều chỉnh thì đó là nơi để điều chỉnh áp suất của van. Sử dụng khóa (cờ lê, mỏ lết, kềm) để điều chỉnh ốc van. Xoay theo chiều kim đồng hồ là áp suất tăng dần, ngược lại là áp suất giảm dần. Đối với một số loại van không có núm ốc điều chỉnh ở đầu thì tháo nắp chụp phía trên đầu, tháo tay gạt ra là sẽ thấy nó nằm bên trong.
– Kế đến vừa điều chỉnh ốc đến lúc van xả ra là áp suất thấp hơn hoặc gần bằng với hệ thống. Từ đó quý vị căn để nâng áp suất xả tăng lên thêm cho phù hợp.
Đã có nhiều vụ nổ lò hơi, bình tích áp xảy ra với hậu quả rất thương tâm. Câu hỏi đặt ra cần phải suy nghĩ là hệ thống an toàn của thiết bị có hoạt động hay không? Câu hỏi khó này xin rành cho các cơ quan điều tra. Nhưng việc trước tiên là quý vị phải lắp đặt thiết bị an toàn cho nó, mà ở đây chính là van an toàn. Và cũng biết cách lắp đặt điều chỉnh để hiểu về nó.
Một thiết bị van phòng ngừa rủi ro cho hệ thống đường ống, máy móc, bồn bể… thì nó rất quan trọng. Do vậy xin đừng tiếc rẻ để mua các sản phẩm trôi nổi, thông tin xuất xứ không rõ ràng. Hãy tin dùng những sản phẩm ưu tín từ các thương hiệu lớn đã được khẳng định. Như vậy thì tỷ lệ rủi ro của quý vị sẽ thấp hơn. Ngoài ra, chúng tôi không khuyến khích quý vị tự ý cài đặt áp suất van an toàn. Điều này là rất nguy hiểm cho hệ thống, hãy thuê bên thứ ba làm việc này.
Van an toàn đồng có tay, không tay, nối ren – Xuất xứ: Đài Loan – Áp suất: 0-10bar – Nhiệt độ: 180°C – Ứng dụng: nước, khí nén, xăng dầu, hơi nóng – Size: 15A -50A | |
Van an toàn inox 304 316 có tay, không tay, nối ren – Xuất xứ: Đài Loan – Áp suất: 0-10bar – Nhiệt độ: 180°C – Ứng dụng: nước, khí nén, xăng dầu, hơi nóng – Size: 15A -50A | |
Van an toàn Leser 441 – Xuất xứ: Đức – Áp suất: 0-40bar – Nhiệt độ: 450°C – Ứng dụng: nước, khí nén, xăng dầu, hơi nóng, dầu nóng – Size: DN25 – DN200 | |
Van an toàn YNV – Xuất xứ: Hàn Quốc – Áp suất: 0-11bar – Nhiệt độ: 220°C – Ứng dụng: nước, khí nén, xăng dầu, hơi nóng – Size: DN15 – DN150 |
Tuyên bố trách nhiệm
Bài viết được biên soạn bởi Đức Phú dựa vào nhiều năm kinh nghiệm trong ngành van. Có sử dụng hình ảnh minh hoạt của Spirax Sarco và North Ridge. Không sao chép nội dung của các trang web khác. Mọi ý kiến tranh luận hay đóng góp vui lòng gửi về: sales@vanphongphu.com
Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link về bài viết này khi bạn sao chép nội dung. Cảm ơn
Nhựa Perfluoroalkoxy Ankan hay PFA là chất liệu gì và được dùng cho những ngành nào? Loại nhựa này thường xuyên được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Cũng xuất hiện thường xuyên trong đời sống của chúng ta. Hãy cùng V2P tìm hiểu nhé.
PFA (Perfluoroalkoxy Ankan) là một loại nhựa polyme tổng hợp của Tetrafluoroethylen và Perfluoroethers. Hay nói một cách khác là một dạng PTFE cao cấp hơn.
Khác biệt giữa PFA và PTFE là gì?
PFA có các tính chất và ưu điểm giống như PTFE: cách điện, trơ hóa chất, chịu mài mòn… Tuy nhiên PFA lại mức độ chống dính tốt hơn, trơ hóa chất tốt hơn và trầy xước, mài mòn tốt hơn. Ngoài ra nó cũng gia tăng ưu điểm về tính lão hóa hơn so với PTFE. Do đó PFA được ưu tiên sử dụng cho các ứng dụng hóa chất, nhiệt hơn. Với các môi chất là hóa chất có độ đặc cao thì việc dùng PFA hiệu hơn rất nhiều.
– Trơ với hóa chất đặc biệt là các loại hóa chất mạnh
– Độ mài mòn cực thấp
– Chịu nhiệt độ cao tới 300°C
– Cách điện
– An toàn với thực phẩm
Với những ưu điểm giống như PTFE nhưng vượt trội hơn thì PFA được sử dụng nhiều các ngành công nghiệp. Chúng được dùng để lót đường ống, van và phụ kiện dùng cho các hóa chất mạnh. Làm lớp lót cho các tank chứa hóa chất, tàu biển vận chuyển hóa chất. Ngoài ra cũng dùng để lót cho bộ trao đổi nhiệt trong các nhà máy nhiệt điện than để tăng hiệu suất, chống ăn mòn.
Trong ngành công nghiệp van thì loại van lót PFA ít được dùng phổ biến ở Việt Nam. Chỉ một số ít nhà máy sử dụng chúng cho các môi chất ăn mòn nồng độ cao, độ đặc lớn. Van lót PFA rất hiệu quả với các axit mạnh HF, H2SO4, HCL, H3NO4, H3PO4…
Tuyên bố trách nhiệm
Bài viết được tác giả Phạm Cương biên soạn dựa vào thông tin của các nhà cung cấp vật liệu. Không sao chép nội dung của các trang web khác. Mọi ý kiến tranh luận hay đóng góp vui lòng gửi về: sales@vanphongphu.com
Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link về bài viết này khi bạn sao chép nội dung. Cảm ơn
Nhựa PTFE hay còn gọi là teflon là chất gì? Nó được sử dụng như nào trong rất nhiều nhanh công nghiệp. Đôi khi chúng ta gặp phải, nghe đến loại chất teflon, PTFE này mà không rõ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu loại nhựa Polytetrafluoroethylen này nhé.
PTFE (Polytetrafluoroethylen) là một loại nhựa tổng hợp của tetrafluoroethylene. Có thể gọi PTFE là một polyme tổng chứa flo và carbon. Nó vô tình được tiến sĩ Roy Plunkett (công ty Dupont – Chemours) tạo ra trong quá trình nghiên cứu một chất làm lạnh mới vào 1938. Tới 1945 Chemour đăng ký nhãn hiệu Teflon cho chất Polytetrafluoroethylen và bắt đầu bán thương mại ra toàn cầu.
Vậy sự khác biệt của PTFE và Teflon là gì?
Thực chất chúng đều là một nhưng khác nhau về tên gọi. PTFE là tên viết tắt của nhựa Polytetrafluoroethylen. Còn Teflon là tên thương mại mà Chemour đặt cho nhựa Polytetrafluoroethylen mà họ tìm ra. Như vậy khi bạn nghe thấy đối tác hoặc đồng nghiệp nói “teflon, PTFE” thì hãy nhớ chúng là một.
Khi được Roy Plunkett tìm ra vào năm 1938 thì ban đầu ông đã thấy nó là một chất giống sáp trơn, chắc và cứng. Sau nhiều thử nghiệm cuối cùng thì công ty Dunpont thấy rằng đây là một vật liệu mới thật tuyệt vời. Nó có rất nhiều ưu điểm như:
– Trơ với hóa chất
– Không dẫn điện (cách điện), không chịu ảnh hưởng của điện từ trường
– Độ mài mòn thấp, hệ số ma sát 0,04
– Không dính, không thấm nước
– Chống cháy
– Không bị ăn mòn bởi môi trường tự nhiên
– An toàn với thực phẩm (FDA chấp thuận)
Với những ưu điểm tuyệt vời trên nên PTFE được ứng dụng rất nhiều trong các ngành khác nhau. Từ ngành công nghiệp thực phẩm, hóa chất cho đến y tế và các ngành khác. Hầu như nó được ứng dụng trong tất cả các ngành từ những chi tiết nhỏ cho đến sản phẩm lớn. Có thể bạn không biết, nhưng nó xuất hiện thường nhật trong đời sống của chúng ta. Như gioăng teflon mềm của máy say sinh tố, gioăng trong máy tính, điện thoại. Hay như lớp phủ chống dính trên chảo, cuộn băng tan (PTFE tape) mà bạn dùng bắt đường ống nước…
Đối với ngành công nghiệp thực phẩm, hóa chất và hóa dầu thì nó được dùng làm lớp lót cho đường ống. Ngoài ra nó cũng dùng là chất lót cho ngành van. Những loại van lót PTFE dùng cho hóa chất rất hiệu quả, giúp van bền bỉ hơn.
Tuyên bố trách nhiệm
Bài viết được tác giả Phạm Cương biên soạn và có sử dụng dữ liệu của hãng Dupont Mỹ. Không sao chép nội dung của các trang web khác. Mọi ý kiến tranh luận hay đóng góp vui lòng gửi về: sales@vanphongphu.com
Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link về bài viết này khi bạn sao chép nội dung. Cảm ơn
Những sai lầm nghiêm trọng khi lắp đặt van điều áp, van giảm áp hơi nóng trong hệ thống hơi nước. Dẫn đến các hư hỏng cho van, đường ống và giảm lưu lượng hơi. Cùng đọc bài viết để có cách lắp đặt đúng, chuẩn. Hoặc thiết kế được một cụm van giảm áp hơi đầy đủ.
Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp lắp đặt van điều áp hơi một cách sai lầm. Thông thường những lỗi này hay xuất hiện ở các nhà máy nhỏ và vừa. Nơi mà các kỹ thuật viên tay nghề chưa cao, đa phần hệ thống được bên khác xây dựng. Các bên nhà thầu nhỏ hoặc xây dựng hệ thống kiểu chắp vá. Từ đó dẫn đến các hư hỏng không đáng có làm ảnh hưởng cả hệ thống. Dây chuyền sản xuất sản phẩm lúc đạt, lúc không hoặc phải dừng sửa chữa thường xuyên.
Các nguyên nhân chủ yếu đến từ việc lắp đặt van giảm áp hơi nóng không chuẩn và thiếu phụ kiện. Mời bạn đọc tìm hiểu những sai lầm dưới đây để tránh mắc phải.
Cũng như tất cả các loại van điều áp môi chất khác thì van điều áp hơi cũng cần phải lắp lọc Y phía trước van. Việc lắp lọc Y trước van sẽ loại bỏ được cặn trong đường ống. Nhiều người lại hỏi đường ống hơi thì lấy đâu cặn, cần gì lắp. Xin thưa rằng, cặn được sinh ra từ những tạp chất chứa trong nước tại lò hơi. Cặn cũng sinh ra từ việc đường ống bị han rỉ, bị bào mòn bởi dòng chảy của hơi nước.
Vậy cặn nguy hiểm như thế nào đối với van điều áp hơi?
Van giảm áp hơi cấu tạo phức tạp với các đường ống dẫn hơi nhỏ trong thân van. Khi cặn chui vào sẽ gây tắc nghiễn các đường ống này khiến van không hoạt động hoặc điều chỉnh đúng áp suất. Ngoài ra nó cũng gây hở đĩa, vỡ đĩa van.
Do đó mà việc lắp đặt lọc Y trước van là rất cần thiết và quan trọng. Hãy tham khảo một cụm van điều áp hơi nóng điển hình (hình dưới).
Đa phần những cụm giảm áp của quý vị đều không có việc loại vỏ nước ngưng trước van giảm áp. Theo một thống kê của chúng tôi cập nhật trên 250 khách hàng nhà máy của chúng tôi, thì có đến 215 KH không có việc loại bỏ nước ngưng trước van. Có thể thống kê này không chính xác nói lên tình trạng chung tại Việt Nam. Nhưng những gì diễn ra với các khách hàng của chúng tôi thì như vậy.
Như chúng ta đã biết van giảm áp dùng giảm áp suất trên đường ống chính xuống đường ống phụ. Giảm áp từ đường ống phụ về trước vị trí sử dụng cục bộ. Vậy quá trình luôn chuyển hơi trong đường ống sẽ sinh ra nước ngưng do mất nhiệt. Nước ngưng tồn tại trước van giảm áp gây nên các hư hỏng. Điển hình là gây gỉ sét màng van từ đó lủng màng và hư. Hay gây nên tình trạng búa nước phá vỡ các linh kiện phía trong của van.
Do vậy việc loại bỏ nước ngưng rất quan trọng. Có thể sử dụng bộ lọc tách nước trên đường hơi chính và trước van giảm áp. Như vậy sẽ giúp loại bỏ nước ngưng trên đường ống tốt hơn.
Bẫy hơi phao Yoshitake – Xuất xứ: Nhật Bản – Áp suất: 0-21bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -50A | |
Bẫy hơi đồng tiền YNV – Xuất xứ: Hàn Quốc – Áp suất: 0-16bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -50A | |
Bẫy hơi cốc bucket Nicoson – Xuất xứ: Đài Loan – Áp suất: 0-10bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -50A |
Nói tới đây dường như quý vị có thể hiểu được vị trí lắp van điều áp hơi trên đường ống cũng quan trọng. Nó ảnh hưởng tới lưu lượng hơi mà quý vị sử dụng cũng như chất lượng hơi. Chúng tôi đã bắt gặp những việc lắp không đúng vị trí này tại nhiều nhà máy có quy mô nhỏ. Đa phần là được lắp khi một số đơn vị làm nồi hơi tham gia xây dựng nhà máy cùng họ. Chúng tôi không dám chê trách những đơn vị nồi hơi này nhưng có thể có một số nội dung liên quan đến van mà họ chưa biết hoặc chưa rõ. Điều đó làm cho việc lắp đặt vô tình trở thành một điều gây nên những phiền toái về sau.
Cần lưu ý lắp van giảm áp hơi nóng như sau
– Lắp van trên đoạn ống thẳng, đáp ứng tối thiểu từ vị trí cong hoặc gấp khúc đến chỗ van giảm áp phải đảm bảo một khoảng 10D (D: đường kính ống).
– Lắp lọc Y phía trước van giảm áp 1 khoảng cách 20-40cm
Tại V2P, chúng tôi cung cấp các loại van điều áp hơi nóng, giảm áp hơi của Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu. Với giá cả rất cạnh tranh, thời gian giao nhanh và hỗ trợ kỹ thuật nhiệt tình.
Van điều áp hơi nóng PN16 – Xuất xứ: Nhật, Hàn Quốc – Áp suất đầu vào: 1-16bar – Áp suất đầu ra: 0.5-9bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -200A | |
Van điều áp hơi nóng Yoshitake GP-2000 – Xuất xứ: Nhật Bản, Thái Lan – Áp suất đầu vào: 1-20bar – Áp suất đầu ra: 1-14bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -200A | |
Van điều áp hơi nóng YNY – Xuất xứ: Hàn Quốc – Áp suất đầu vào: 1-10bar – Áp suất đầu ra: 0.5-5bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -40A |
Mọi vấn đề cần hỗ trợ kỹ thuật vui lòng liên hệ: Mr Phong 0936 662 690
Tuyên bố trách nhiệm
Bài viết dựa trên kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành van của tác giả Hữu Mạnh và không sao chép nội dung của các trang web khác. Mọi ý kiến tranh luận hay đóng góp vui lòng gửi về: sales@vanphongphu.com
Bài viết có sử dụng sơ đồ minh họa cụm van điều áp hơi của Y’s- Japan. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link về bài viết này khi bạn sao chép nội dung. Cảm ơn
Những sai lầm khi lắp đặt bẫy hơi cho bộ trao đổi nhiệt, dàn gia nhiệt trong các nhà máy thực phẩm, dược phẩm. Vì lắp đặt sai nên sẽ tạo ra nhiều nước ngưng, mất nhiệt và ảnh hưởng đến sản xuất.
Chúng tôi thường gặp các trường hợp trên trong rất nhiều nhà máy dược phẩm, thực phẩm. Những sai lầm về cách lắp đặt và lựa chọn bẫy hơi cho những vị trí bộ trao đổi nhiệt. Từ đó dẫn đến một số hiện tượng mất nhiệt, mất hơi trong sản xuất ảnh hưởng rất lớn. Do vậy chúng tôi xin tổng hợp lại để quý khách hàng có thể rút được kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết về bẫy hơi là gì và tác dụng của nó. Bẫy hơi dùng để lấy nước ngưng ra khỏi đường hơi nóng, mà ở đây chính là bộ trao đổi nhiệt và dàn gia nhiệt. Hơi nóng được sử dụng để làm chín thực phẩm, sấy thực phẩm hoặc trộn thực phẩm. Khi quá trình này diễn ra qua bộ trao đổi nhiệt, dàn gia nhiệt thì nhiệt năng của hơi nước dễ mất dần. Từ đó mà sinh nhiều nước ngưng trong đường ống. Như vậy bẫy hơi sẽ giúp lấy nước ngưng ra nhanh chóng. Việc lấy nước ngưng ra nhanh sẽ giúp hơi khô hơn, nhiệt năng ít bị hao tổn hơn.
Trong các nhà máy, việc kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm của hơi để dùng cho sản xuất rất khắt khe. Nó đòi hỏi sự ổn định để tạo ra được sản phẩm một cách chất lượng. Khi mất nhiệt một cách khó hiểu mà bẫy hơi lại xả liên tục như vậy thì chắc chắn rằng việc sản xuất sẽ ảnh hưởng. Cần kiểm tra xem lưu lượng bẫy xả đã đáp ứng được chưa. Việc bẫy xả không kịp sẽ thì nước ngưng vẫn còn trong bộ trao đổi nhiệt. Từ đó gây nên mất nhiệt, búa nước.
– Lắp gom nhiều dàn chung một bẫy hơi: Lỗi này thi thoảng vẫn xảy ra tại một số nhà máy. Với ý tưởng tốt đẹp là gom chung 1 đường cho thuận tiện thoát nước ngưng. Nhưng thực chất việc làm này rất nguy hiểm, nó tạo nên lượng nước ngưng tồn đọng lớn hơn rất nhiều. Nước ngưng dàn gần bẫy thoát nhanh, nước ngưng ở dàn xa thoát chậm. Từ đó mà tạo lượng nước ngưng tồn lớn không thoát kịp. Nước càng tồn lâu thì mất nhiệt càng nhanh, mất nhiệt càng nhanh lại tạo ra nhiều nước ngưng hơn. Vòng tròn đó tạo nên hiện tượng búa nước, mất nhiệt sấy.
Việc cần làm là tách riêng mỗi dàn gia nhiệt với một bẫy. Như vậy thì lưu lượng xả nước ngưng mới nhanh hơn.
– Lắp bẫy đồng tiền tại vị trí gia nhiệt, bộ trao đổi nhiệt: Lỗi này thì cũng khá nhiều nhà máy mắc phải. Với ý nghĩ rằng lắp bẫy này đường ống nhỏ cũng ổn không việc gì. Nhưng thực tế thì bẫy đồng tiền phải làm việc quá tải, đóng mở liên tục. Đơn giản vì lưu lượng nước ngưng tại vị trí bộ trao đổi nhiệt quá lớn mà bẫy đồng tiền không thể xả kịp. Từ đó mà mất nhiệt một cách khó hiểu và khó giải thích.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn về lưu lượng của bẫy hơi. Khắc phục các lỗi về bẫy hơi cho dàn gia nhiệt. Từ việc thay bẫy đồng tiền sang bẫy phao. Cho đến khắc phục lỗi bẫy phao dùng 6-8 tháng đã hư tại vị trí bộ trao đổi nhiệt.
Bẫy hơi phao Yoshitake – Xuất xứ: Nhật Bản – Áp suất: 0-21bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -50A | |
Bẫy hơi đồng tiền YNV – Xuất xứ: Hàn Quốc – Áp suất: 0-16bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -50A | |
Bẫy hơi cốc bucket Nicoson – Xuất xứ: Đài Loan – Áp suất: 0-10bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -50A | |
Bộ bơm nước ngưng cơ học thu hồi nước ngưng – Xuất xứ: Nhật Bản – Áp suất đẩy: 8bar – Nhiệt độ: 180°C – Size: 25A, 32A, 40A, 50A, 80A – Dùng: thu hồi nước ngưng về lò hơi |
Tuyên bố trách nhiệm
Bài viết của tác giả Đức Phú và có sử dụng hình ảnh minh họa của TLV– Japan. Mọi ý kiến tranh luận hay đóng góp vui lòng gửi về: sales@vanphongphu.com
Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link về bài viết này khi bạn sao chép nội dung. Cảm ơn
Chắc rằng bạn đã từng nghe hoặc từng gặp van thường đóng và van thường mở. Nếu bạn đã quen biết hoặc hiểu rõ thì thật là dễ dàng nhưng nếu mới nghe lần đầu thì chưa hiểu được.
Thường đóng và thường mở được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống cơ, khí nén, điện. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn khái niệm về van thường đóng và van thường mở. Nếu bạn là kỹ thuật nhà máy hoặc kỹ sư thì những từ ngữ trên bạn sẽ thường xuyên gặp phải. Hoặc bạn là mua hàng và bạn phải biết những khái niệm trên để hiểu về sản phẩm bạn cần mua.
Với mỗi loại van sẽ có ứng dụng hoặc được sử dụng vào những việc khác nhau. Với những vị trí mà van thường đóng thích hợp thì không thể dùng van thường mở. Do vậy để hiểu rõ bạn phải biết các khái niệm dưới đây để phân biệt và sử dụng van một cách phù hợp.
Van thường đóng (Normally closed) là loại van luôn ở trạng thái đóng, môi chất không thể đi qua được van. Khi có nguồn tác động, điều khiển thì van sẽ mở và môi chất sẽ đi qua. Nguồn tác động, điều khiển ở đây có thể là khí nén, điện, thủy lực, cơ… Van thường đóng có thể là rất nhiều loại van. Như: van điện từ, van pinch, van cầu, van cửa, van bướm, van bi…
Trên bản vẽ hoặc trên một số thiết bị có thể ký hiệu van thường đóng là N/C.
Van thường mở (Normally open) là loại van luôn ở trạng thái mở, môi chất luôn đi qua bình thường. Khi có nguồn tác động hay điều khiển thì van sẽ đóng lại và môi chất không đi qua được. Nguồn tác động, điều khiển ở đây có thể là khí nén, điện, thủy lực, cơ… Van thường mở có thể là rất nhiều loại van như: van điện từ, van pinch, van cầu, van cửa, van bướm, van bi…
Trên bản vẽ hoặc trên một số thiết bị có thể ký hiệu van thường mở là N/O.
Tuyên bố trách nhiệm
Bài viết được tác giả Phạm Cương biên soạn dựa vào kinh nghiệm nhiều năm trong ngành van. Không sao chép nội dung của các trang web khác. Mọi ý kiến tranh luận hay đóng góp vui lòng gửi về: sales@vanphongphu.com
Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link về bài viết này khi bạn sao chép nội dung. Cảm ơn
So sánh van cửa và van bi về cơ chế làm việc và ứng dụng. Để thấy được sự khác biệt của hai loại van mà chúng ta dễ dàng lựa chọn hay thay thế chúng lẫn nhau.
Van cửa – Van cổng và van bi khác nhau gì? Sự khác biệt giữa van bi và van cổng
Van bi và van cửa cũng là hai loại van được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Với mỗi loại cho mỗi ứng dụng nhưng chúng đều dùng để đóng mở môi chất trong đường ống.
– Van Bi: đóng mở nhanh bằng một quả bi tròn được đục rỗng ở giữa để môi chất đi qua dễ dàng
– Van cửa là van đóng mở nhanh bằng cách nâng hạ một cánh cửa (cổng). Van đòi hỏi ít không gian nên không ảnh hưởng tới dòng chảy.
1- Thiết kế
– Van Bi: Thiết kế đơn giản, đóng mở nhanh nên được sử dụng khá phổ biến và thường dùng ở các size nhỏ
– Van cửa (van cổng): Thân van, đĩa van dạng dao (cổng, cửa), cơ cấu điều khiển. Cơ cấu phức tạp hơn van bướm, vật liệu chế tạo nhiều hơn nên giá cao hơn
2- Cơ chế làm việc
– Van bi: đóng mở dễ dàng bởi quả cầu thông qua sự điều khiển của tay cầm phía ngoài van. Van bi là loại van bền bỉ và có thể cho môi chất có thể đi qua van bi cả 2 chiều.
– Van cửa: Điều khiển bởi tay quay bên ngoài van giúp nâng đĩa van lên hoặc xuống. Cơ cấu đóng mở chậm nên không lý tưởng cho việc đóng mở khẩn cấp. Chịu áp suất cao hơn so với van bướm
– Van bi: Dùng cho các ứng dụng đóng mở nhanh. Nó có thể dùng để điều tiết môi chất tốt hơn so với van cửa.
– Van cửa: Van cửa có lớp niêm phong tốt nên được sử dụng với các ứng dụng yêu cầu nghiêm ngặt và không cần chuyển đổi thường xuyên. Nó chỉ được sử dụng ở trạng thái đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn và không được sử dụng để điều chỉnh, điều tiết môi chất, tốc độ dòng chảy.
4- Giá của sản phẩm
Nếu so sánh cùng kích thước đường kính, vật liệu, môi chất thì van cửa có giá rẻ hơn so với van bi. Van cửa sử dụng phổ biến hơn với các kích thước lớn hơn rất nhiều
– Nếu bạn tìm kiếm loại van đóng mở nhanh hãy lựa chọn van bi
– Nếu bạn lựa chọn loại van đóng mở thông thường đầu cuối đường ống với những kích thước đường ống lớn hãy chọn van cửa
Bài viết được biên tập bởi Đinh Phong – V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link về bài viết khi bạn sao chép nội dung tại đây. Cảm ơn
Van xả khí Air vent là gì? Van xả khí là một loại van dùng để xả khí ra khỏi đường ống nước. Van giúp lấy khí và giữ lại nước.
Van xả khí (Air vent valve) là một thiết bị an toàn dùng để xả khí tại đường ống cấp nước. Việc lắp van để tránh các vấn đề liên quan đến khí trong đường ống. Việc lẫn khí trong đường ống thường gây ra các vấn đề về búa nước (thủy kích).
Van xả khí thường chỉ sử dụng cho môi chất nước, đặc biệt trong việc truyền dẫn nước sạch. Còn hai loại van khác cũng hay dùng cho nước là van cửa và van bướm.
Cấu tạo van xả khí
Van xả khí có cấu tạo đơn giản gồm 3 bộ phận chính như sau
– Thân van: thép, gang, inox
– Phao van: inox
– Lỗ thoát khí
Van xả khí thường được sử dụng cho đường ống cấp nước cho khu vực, nồi cơm công nghiệp, bình chứa nước trung gian. Mục đích là bảo vệ đường ống nước, bình tích nước trong quá trình truyền dẫn nước khỏi bị vỡ hay móp méo do không khí gây ra trong quá trình vận chuyển nước.
Trong đời sống sinh hoạt khi không khí lẫn trong đường ống nước gây ra việc đồng hồ nước sạch quay nhanh hoặc quay không chính xác (hay số nước lấy được vào bể không đúng với số nước hiện thị trên đồng hồ). Thông thường các hộ gia đình hay làm bể chứa nước trung gian để lấy nước máy. Bể nước có lắp phao tự động, khi bể cạn nước phao kéo mở cửa để nước tự động vào. Việc có không khí trong đường ống làm cho nước và trong khí đi vào bể, đồng hồ quay nhanh hơn so với lượng nước vào bể. Vấn đề đó thường gây ra các hóa đơn tiền nước khủng khiếp trong khi thực tế gia đình chỉ sử dụng có rất ít.
Khí lẫn vào đường dẫn nước trong quá trình bơm nước vào đường ống. Khí len lỏi trong đường ống và nổi lên những vị trí cao của van xả khí. Và từ đó không khí thoát ra ngoài qua lỗ thoát khí của van xả khí.
Van xả khí mở cho khí thoát ra ngoài khi lượng nước trong van chưa dâng lên. Khi nước trong đường ống dâng lên làm phao trong van xả khí nâng lên và đóng cửa lỗ xả lại, lúc này không khí nằm trong van không thoát ra ngoài được.
Xem nguyên lý hoạt động của van xả khí qua video sau
Van cửa (van cổng) là gì? Van cửa là loại van thường đường sử dụng nhiều trong các môi chất, đặc biệt là nước và xăng dầu. Nó đóng mở bởi một cánh cửa (cánh cổng).
Van cửa (Gate Valve) còn được gọi với tên van cổng, van chặn là một loại van đóng mở bằng một cánh cửa. Do việc đóng mở bằng cửa (cổng) nên van không ảnh hưởng đến dòng chảy của môi chất trong đường ống. Các loại cổng van thường làm theo hình nêm với chiều dày khác nhau.
Xem thêm bài so sánh giữa van cửa và van bướm mà chúng tôi đã viết.
Cấu tạo của van cổng
Van cửa gồm có các bộ phận chính như sau:
– Thân van:
– Nắp van:
– Cửa van (cổng):
– Tay quay
– Yoke
– Trục nối
– Gioăng làm kín
Van cổng đóng khi thực hiện quay tay quay theo chiều kim đồng hồ để hạ cổng xuống. Van mở khi quay theo chiều ngược kim đồng hồ để nâng cổng van lên.
Ứng dụng của van cửa, van chặn
Van cửa có giá rẻ hơn so với các van đóng mở khác nên nó được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Nó sử dụng cho các môi chất: nước, xăng dầu, hơi nóng, dầu nóng, hóa chất… Ngoài ra do cấu tạo mà nó không làm ảnh hưởng đến lưu lượng chảy của môi chất. Vì vậy mà nó được sử dụng phổ biến nhất là trong ngành nước và xăng dầu.
Tùy thuộc mỗi người, từ người bán hàng đến người sử dụng đều có cách gọi khác nhau. Người ta có thể gọi van cổng theo các loại khác nhau như: van cổng đồng, van cửa inox… Cho đến van cửa nối bích, van cửa gang, van cửa thép, van cổng bọc, van chặn, van stop. Nhưng thực ra van cửa chỉ chia là 2 loại chính mà thôi: Là loại van cửa ty nổi và van cửa ty chìm.
Là loại van có ty nổi lên cao hơn tay quay, khi đóng xuống hay mở ty van sẽ cao lên hoặc thấp hơn tay quay, do đó ta dễ dàng biết van đang đóng hay mở.
Là loại van có ty van chìm dưới của tay quay, khi thực hiện quay đóng mở van thì ty van sẽ không nhô cao lên. Như vậy thì rất khó biết được van đang đóng hay mở.
Van một chiều là gì? Van một chiều là loại mà chỉ cho môi chất đi qua không cho môi chất trở lại. Nó được lắp đặt trong các hệ thống đường ống để kiểm soát việc mất áp đột ngột.
Van 1 chiều (Check valve) là loại van cho phép môi chất đi qua mà không được quay trở lại. Nó có tác dụng bảo vệ đường ống, tránh tụt áp, mất áp đột ngột. Khi bơm dùng hoạt động, môi chất trong đường ống bị mất áp sẽ quay trở lại nơi bắt đầu. Điều này làm cho môi chất và khí và vào gây nên các hiện tượng búa nước.
Ứng dụng của van 1 chiều:
Van 1 chiều thường được sử dụng cho tất các môi chất: nước, xăng dầu, khí nén, hơi nóng, gas, hóa chất… Với các môi chất đặc biệt thì vật liệu của van cũng được thay đổi để cho phù hợp.
Tham khảo một số loại van 1 chiều inox và gang mà chúng tôi đang cấp: 10SRBF, 10SFBF, 10FCO, 10UOA
Check valve hoạt động nhờ sự chênh lệch áp suất. Van mở khi áp suất đường ống phía trước van lớn hơn áp của lò xo van và van đóng lại khi áp suất trước van nhỏ hơn áp suất của lò xo van.
Tham khảo nguyên lý hoạt động của van một chiều qua video sau:
Van một chiều được chia làm 4 loại chính theo cách thức hoạt động khác nhau. Nhưng thường sử dụng nhiều nhất là dạng Swing check valve và lift check valve.
3.1- Van 1 chiều lá lật (Swing check valve)
Van 1 chiều lá lật còn gọi là swing check valve là loại van có nắp van như chiếc lá. Khi môi chất đi qua nó đẩy lá quay lên, khi môi chất có áp thấp thì lá lật tự đóng xuống. Loại này được sử dụng khá phổ biến trong các môi chất.
3.2- Van 1 chiều dạng nâng (Lift check valve)
Loại van một chiều đĩa nâng này cũng được dùng khá phổ biến cùng loại lá lật. Nó có cấu tạo một đĩa gắn lò xo, khi áp đầu vào lớn hơn áp lò xo thì môi chất đẩy đĩa nâng lên và môi chất đi qua. Khi áp lực của môi chất thấp hơn của lò xo thì lò xo đẩy đĩa đóng kín.
3.3- Van 1 chiều cánh bướm, van 1 chiều đĩa (Wafe type check valve)
Van một chiều dạng đĩa có nguyên lý y như loại van 1 chiều dạng lift (đĩa nâng).
3.4- Van 1 chiều dạng bi (Ball check valve)
Van một chiều dạng bi dùng bi làm thiết bị để chặn. Khi áp suất môi chất đi qua lớn, đẩy bi lên phía trên. Khi áp suất môi chất thấp thì sức nặng của bi làm bi rơi về vị trí ban đầu và ngăn môi chất quay lại.
Van bướm là gì? Van bướm là một loại van đóng mở bằng đĩa van có hình cánh bướm. Nó hoạt động nhờ xoay cánh van dọc theo chiều môi chất.
Van bướm (butterfly valve) là loại van đóng mở bằng đĩa van hình cánh bướm được định vị ở giữa van. Thiết bị đóng mở nằm bên ngoài thân van và được kết nối bằng thanh định vị với đĩa van.
Van bướm được sử dụng từ thế kỷ 18, ngày nay nó được sử dụng rộng rãi nhờ ưu điểm gọn nhẹ và giá rẻ. Đặc biệt là trong ngành xăng dầu nó được sử dụng để thay thế van bi. Nhưng nó cũng có nhược điểm là chịu nhiệt độ không cao và làm giảm lưu lượng của dòng chảy. Ngoài ra đĩa van rất dễ bị hư khi mở ở góc 15-75 độ do chịu áp lực từ môi chất lớn trong đường ống.
Xem thêm bài so sánh van bướm và van cửa về cấu tạo và ứng dụng. Để thấy được sự khác biệt của 2 loại van trong sử dụng và thay thế.
Cấu tạo van bướm bao gồm:
– Thân van: nhôm, thép WCB, gang, inox 304 hoặc inox 316
– Đĩa van: inox304 hoặc inox316, nhôm, thép
– Seat: PTFE, PEEK, PFA
– Cơ cấu đóng mở: tay kẹt, tay quay, bộ điều khiển khí nén, bộ điều khiển điện
Van bướm hoạt động với nguyên lý đóng mở đơn giản nhờ góc xoay của đĩa van. Van bướm hoạt động đóng mở nhờ tay điều khiển bên ngoài thân van tác động làm quay đĩa van 1 góc. Đĩa van có thể xoay một góc tùy ý để có thể điều tiết được môi chất. Nhưng nếu góc từ 15° – 75° thì sẽ đĩa van sẽ chịu lực ma sát và áp lực va đập của môi chất. Đó là lý do mà van phát ra tiếng kêu rất to. Nếu để ở góc này một thời gian dài thì van sẽ sớm bị hư hỏng.
Xem video để rõ hơn về nguyên lý hoạt động của van bướm
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại van bướm của các hãng: Tomoe, Samwoo, Kitz. Nhưng cho dù là hãng nào thì van bướm được chia làm 2 loại chính bao gồm:
– Van bướm dạng Wafer: Là loại được sử dụng như van 1 chiều nhằm chống sự chảy ngược của môi chất
– Van bướm dạng Lug: Là loại sử dụng nhiều lỗ ren (tương tự như van bi 3 mảnh) nó có thể tháo ra mà không ảnh hưởng đến phía bên kia. Điều này được thực hiện bằng việc thêm nhiều lỗ ren và 2 bộ ốc bắt riêng về 2 phía mặt bích.
Ngoài ra Van bướm còn phân loại theo cách sử dụng:
Van bướm tay quay là loại van bướm sử dụng vô lăng quay để đóng mở cánh van. Thông thường van bướm tay quay có kích thước size từ 2″ (DN50) trở lên. Thực tế thì việc sử dụng loại này thường cho các size to từ 5″ (DN125) trở lên mới hiệu quả.
Van bướm tay kẹt này sử dụng kẹp gạt để xoay đĩa van. Loại van tay kẹp này thường chỉ sử dụng cho các size nhỏ, với các size lớn việc dùng tay kẹt gây khó khăn thao tác và rất khó đóng mở. Nó sử dụng phổ biến cho các size từ DN15 (1/2″) – DN125 (5″).
Van bướm điều khiển điện là loại van bướm đóng mở bởi đầu điều khiện điện. Đầu điện có thể dùng điện 12V, 24V, 110V hoặc 220V. Loại van bướm đk điện được dùng cho tất cả các size từ bé đến lớn. Đặc biệt hiệu quả cho hệ thống tự động trong các nhà máy, tiết kiệm nhân công vận hành.
Van bướm điều khiển khí nén là loại van bướm đóng mở bởi đầu điều khiển khí nén. Đầu khí hoạt động nhờ áp lực của khí nén, thường từ 3-8bar. Loại van bướm đk khí nén được dùng phổ biến hơn van bướm đk điện vì giá thành rẻ hơn và hiệu quả. Hầu hết các nhà máy đều có sử dụng loại van này.
Tại V2P, Chúng tôi cung cấp các loại van bướm với nhiều mẫu mã và chủng loại cho các ứng dụng. Từ ứng dụng nước, khí nén, gas, xăng dầu cho đến hơi nóng và hóa chất.
Vui lòng liên hệ để được tư vấn: Mr Phong O936 662 69O
Van bi là gì? Van bi là loại van đóng mở nhanh, nó có cầu tạo thân bi nằm ở giữa van. Bi được đục lỗ tròn hoặc V giúp cho môi chất đi qua van.
Van bi (Ball valve) là loại van đóng mở nhanh thông qua quả bi đặt trong thân van. Trên bi được đục lỗ tròn hoặc lỗ V để cho môi chất đi qua. Nó còn được gọi với nhiều cái tên như van tay gạt, van đóng nhanh…
Tham khảo các loại van bi inox, van bi gang thường sử dụng: 10FCTB, 10UTB, UTKM, 150UTB, 150SCTDZ
Cấu tạo của van bi
Van bi gồm có các bộ phận chính và vật liệu như sau:
– Thân van: thép WCB, A216, A105; inox 304 và inox316; gang dẻo, thép rèn
– Gioăng: PTFE, PFA…
– Bi: inox, thép
– Tay gạt: inox, gang, thép
– Trục nối (ty nối): inox
Van hoạt động dựa vào nguyên lý đóng mở của bi. Van mở khi xoay bi xoay theo chiều dọc thân van khi đó môi chất sẽ đi qua. Van đóng khi xoay bi góc 90 độ, khi đó bi xoay mặt kín làm môi chất không qua được.
Tham khảo video về nguyên lý hoạt động của van bi
Van bi được chia làm nhiều loại theo tên gọi, cấu tạo, vật liệu, bi tùy thuộc vào cách gọi của mỗi người.
– Phân loại theo vật liệu cấu thành: Van bi inox, van bi đồng, van bi HDPE, van bi PVC, van bi gang, van bi thép…
– Phân loại theo cấu tạo thân van: Van bi 1 mảnh, van bi 2 mảnh, van bi 3 mảnh…
– Phân loại theo cấu tạo: Van bi nối ren, van bi nối bích
– Phân loại theo hoạt động: Van bi tay gạt, van bi điều khiển khí nén, van bi điều khiển điện.
Van bi tay gạt inox hoặc đồng là loại van bi được chế tạo bởi vật liệu inox 304, inox 316 hoặc đồng. Chúng có thể là kết nối ren hoặc kết nối bích. Nhưng phần cơ cấu điều khiển đều là tay gạt. Phần tay gạt này sẽ được bọc một lớp nhựa hoặc để không tùy một số nhà sản xuất.
Loại van tay gạt đồng và inox được sử dụng phổ biến nhất trong các loại van bi. Chúng có thể dùng cho rất nhiều môi chất: nước, khí nén, gas, xăng dầu, hơi nóng, hóa chất… Với các ứng dụng chịu nhiệt hoặc chịu hóa chất thì nó sẽ thay đổi về vật liệu hoặc cấu tạo. Như với hơi nóng thì các vật liệu seat, ring phải chịu nhiệt cao hơn loại bình thường. Với hóa chất thì bi và thân trong của van phải lót PTFE hoặc PFA để kháng hóa chất.
Van bi điều khiển khí nén là loại van bi đóng mở nhờ tác dụng của khí nén. Người ta thay thế tay gạt bằng đầu điều khiển khí nén, đầu đk này có tác dụng đóng mở van. Với các hệ thống tự động trong các nhà máy việc sử dụng van bi đk khí nén sẽ rất hiệu quả. Nó đạt hiệu suất cao hơn rất nhiều so với việc sử dụng người vận hành thông thường.
Van bi đk khí nén có giá thành rất phải chăng nên nó cũng được sử dụng phổ biến. Hầu hết trong các nhà máy đều sử dụng loại van bi điều khiển khí nén này. Nó cũng được sử dụng cho tất cả các môi chất: nước, khí nén, hơi nước, xăng dầu, gas…
Van bi điều khiển điện là loại van bi được điều khiển bởi một đầu điện. Điện áp sử dụng có thể là 12V, 24V, 110V hay 220V. Van bi điều khiển điện được sử dụng cho các vị trí mà khí nén khó tiếp cận. Những vị trí mà đòi hỏi sự ổn định về cấp. Thông thương thì van bi đk điện có giá cao hơn nhiều so với van bi đk khí nén. Do vậy mà nó ít được sử dụng như van bi đk khí nén.
Liên hệ tư vấn và mua hàng: Mr Phong O936 66 26 9O
Van giảm áp là gì? Tại sao chúng ta phải sử dụng van giảm áp cho các môi chất: nước, khí nén, hơi nóng, xăng dầu? Van điều áp có điều gì đặc biệt và được sử dụng như thế nào.
Van giảm áp (Pressure reducing valve) là loại van điều chỉnh áp suất đầu ra về mức yêu cầu cố định. Với áp suất đầu ra luôn nhỏ hơn áp suất đầu vào. Van giảm áp còn có các tên gọi khác như van điều áp, van ổn áp…
Van có tác dụng bảo vệ giảm áp suất từ cao xuống thấp. Để cho các thiết bị phía sau van được sử dụng áp suất thấp. Đồng thời bảo vệ đường ống cũng như thiết bị không bị phá vỡ hay hư hỏng do áp suất cao gây ra.
Van điều áp hoạt động nhờ nguyên lý chênh lệch áp suất. Áp suất đầu ra của van điều áp được cài đặt dựa trên việc điều chỉnh lò xo của van điều áp. Khi áp suất đầu vào tăng quá mức áp suất cài đặt thì áp suất tạo nên một lực đẩy lò xo co lại và đĩa van mở cho áp suất qua van. Áp suất đầu ra lúc này giữ nguyên ở mức áp suất đã cài đặt.
Vui lòng xem video dưới để hình dung rõ hơn về nguyên lý hoạt động của van điều áp
Phân loại van điều áp
Van điều áp được chia làm 2 loại dựa vào nguyên lý hoạt động:
– Van điều áp gián tiếp: Là loại van điều chỉnh áp suất đầu ra thông qua van điều áp chính và van điều áp phụ
– Van điều áp trực tiếp: Là loại van điều chỉnh áp suất đầu ra bằng cách điều chỉnh trực tiếp trên núm điều chỉnh lò xo của van.
Nếu phân chia van điều áp theo môi chất thì chúng ta sẽ có các loại van điều áp như sau.
Van điều áp hơi nóng là loại van chỉ sử dụng cho hơi nóng với nhiệt độ cao. Van giảm áp hơi nóng không thể dùng chung cho các môi chất khác được. Van giảm áp hơi có cấu tạo đặc biệt với các bộ phận được làm từ vật liệu chịu nhiệt độ cao. Chúng có khả năng chịu nhiệt tới 220°C.
Van giảm áp hơi nóng sử dụng cho các đường hơi chính hoặc nhánh thứ của các nhà máy. Trong các nhà máy thực phẩm, dược phẩm, nước giải khát, dệt may đều sử dụng chúng. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hạ áp suất từ cao xuống thấp để sử dụng. Một cụm van giảm áp hơi trong nhà máy thường bao gồm: van giảm áp, lọc Y, bẫy hơi, van cầu và van an toàn.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại van giảm áp hơi từ Hàn Quốc, Nhật Bản với giá cạnh tranh. Vui lòng liên hệ với công ty PH để được tư vấn
Van điều áp hơi nóng PN16 – Xuất xứ: Nhật, Hàn Quốc – Áp suất đầu vào: 1-16bar – Áp suất đầu ra: 0.5-9bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -200A | |
Van điều áp hơi nóng Yoshitake GP-2000 – Xuất xứ: Nhật Bản, Thái Lan – Áp suất đầu vào: 1-20bar – Áp suất đầu ra: 1-14bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -200A | |
Van điều áp hơi nóng YNY – Xuất xứ: Hàn Quốc – Áp suất đầu vào: 1-10bar – Áp suất đầu ra: 0.5-5bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -40A |
Van giảm áp dùng cho xăng hoặc dầu diesel là loại van có cấu tạo đặc biệt. Chúng có khả năng chịu độ nhớt của môi chất cũng như khả năng đảm bảo về an toàn cháy nổ. Loại van giảm áp dầu diesel hoặc xăng quý khách nên sử dụng những sản phẩm chất lượng. Có thể từ các thương hiệu lớn của Nhật Bản hoặc Châu Âu, Mỹ. Nó giúp quý khách tránh các rủi ro không đáng có khi sử dụng.
Van giảm áp xăng dầu Yoshitake – Xuất xứ: Nhật, Thái Lan – Áp suất đầu vào: 1-20bar – Áp suất đầu ra: 0.5-10bar – Nhiệt độ: 80°C – Size: 15A -150A |
Van giảm áp dùng cho khí nén và van điều áp nước là loại van rẻ nhất trong các loại van điều áp. Bởi vì chúng có chế tạo bởi các vật liệu không chịu nhiệt. Nhưng chúng vẫn có ý nghĩa quan trọng cho hệ thống khí nén hoặc nước.
Trong các tòa nhà cao tầng người ta sẽ phải bơm nước lên bồn chứa cao để sử dụng. Khi nước càng lên cao thì áp suất nước càng ra tăng. Việc này khiến các tầng thấp sẽ sử dụng nước với áp suất lớn, gây nguy hiểm cho thiết bị. Để hạ áp suất của nước, người ta buộc phải lắp van giảm áp tại các tầng. Nó giúp giảm áp suất nước từ cao xuống thấp để phù hợp với các thiết bị trong tòa nhà.
Van giảm áp nước nóng Yoshitake – Xuất xứ: Nhật, Thái Lan – Áp suất đầu vào: 2-16bar – Áp suất đầu ra: 0.5-5.5bar – Nhiệt độ: 90°C – Size: 15A -50A |
Liên hệ tư vấn và mua van giảm áp: Mr Phong 0936 66 26 9O
Bẫy hơi đồng tiền và bẫy hơi dạng phao là gì? Và nó được sử dụng như thế nào trong ngành hơi nóng. Chúng có tác dụng gì đối với hệ thống hơi, các hoạt động ra sao. Chúng tôi chỉ giới thiệu ngắn ngọn về 2 loại bẫy hơi thường sử dụng. Còn các loại khác ít khi sử dụng hoặc hiếm sử dụng tại VN thì chúng tôi sẽ không nhắc đến.
Bẫy hơi (Steam strap): Là bẫy dùng cho đường hơi nóng. Nó được dùng để lấy nước ngưng ra khỏi đường hơi và giữ lại hơi. Nước ngưng là nước do hơi mất nhiệt năng khi qua đường ống hoặc quá trình trao đổi nhiệt tạo thành.
Bẫy hơi (steam strap) được chia làm 3 nhóm: Bẫy hơi cơ học, bẫy hơi nhiệt động và bẫy hơi nhiệt tĩnh
Bẫy hơi đồng tiền là loại bẫy đóng mở bởi đồng tiền tròn bên trong. Loại bẫy hơi này hoạt động bằng sự kết hợp giữa nhiệt và chuyển động của nhiệt động. Ngoài ra nó còn được có các tên gọi mỹ miều như: cóc xả, cóc đái, xả đồng tiền…
– Bẫy đóng khi: Nước ngưng xả ra ở vận tốc cao tạo ra vùng áp suất thấp dưới đồng tiền (Hiệu ứng Bernoulli) so với phía trên đồng tiền.
– Bẫy mở khi hơi nước giãn áp mất nhiệt năng và trở thành nước ngưng
Bẫy hơi đồng tiền được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam vì giá thành rẻ hơn các loại bẫy hơi khác. Nhưng nó cũng có nhược điểm là không nhận biết được ngưng và có thể mất hơi. Hoặc giữ lại nước ngưng do dùng các loại bẫy hơi đồng tiền kém chất lượng.
Bẫy hơi đồng tiền YNV – Xuất xứ: Hàn Quốc – Áp suất: 0-16bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -50A |
Bẫy hơi dạng phao (float steam trap) là loại bẫy hơi đóng mở bằng quả phao hoặc cốc phao. Chúng được được xếp vào dạng bẫy hơi hơi cơ học (bẫy hơi phao float steam trap, bẫy hơi cốc bucket steam trap)
Lloại bẫy hơi trên đều hoạt động dựa vào nguyên lý chênh lệch tỷ trọng giữa nước ngưng và hơi. Bẫy mở và xả nước khi nước ngưng vào khoang nâng phao (hoặc cốc) lên. Bẫy đóng khi hơi vào đầy khoang.
– Ưu điểm: Nhận biết được nước ngưng và xả khi có nước ngưng, lưu lượng xả lớn hơn bẫy hơi đồng tiền.
– Nhược điểm: Giá cao hơn so với bẫy hơi đồng tiền, Với bẫy hơi phao dễ bị thủy kích. Đối với bẫy hơi gầu đảo thì dễ bị bít lỗ thông hơi, khí trên gầu đảo.
Bẫy hơi phao Yoshitake – Xuất xứ: Nhật Bản – Áp suất: 0-21bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -50A | |
Bẫy hơi cốc bucket Nicoson – Xuất xứ: Đài Loan – Áp suất: 0-10bar – Nhiệt độ: 220°C – Size: 15A -50A |
Hiện nay rất nhiều người gọi bẫy hơi cốc và bẫy hơi phao đều là bẫy hơi phao. Còn chính xác thì ta phải gọi bẫy hơi phao (float steam trap), còn bẫy hơi cốc phao là bucket team trap. Cả hai loại này có cấu tạo khác nhau nhưng chúng được xếp vào chung một nhóm vì cùng nguyên lý hoạt động.
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho bạn đọc hiểu được bẫy hơi đồng tiền và bẫy hơi phao là gì? Nếu quý bạn có nhu cầu về bẫy hơi vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Cty PH có đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm về hơi nóng. Sẽ tư vấn cho bạn loại bẫy hơi phù hợp với nhu cầu và tài chính. Đặc biệt là chúng tôi trung thực với khách hàng và giúp khách hàng tiết kiệm chi phí.
Liên hệ tư vấn và mua bẫy hơi: Mr Phong 0936 662 69O
Định nghĩa van an toàn là gì? cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó. Mục đích sử dụng van an toàn và các ứng dụng cần dùng đến van an toàn.
Van an toàn (safety valve) là loại van áp lực dùng để điều chỉnh áp suất trong khu vực lắp đặt van về áp suất mặc định. Áp suất mặc định là áp suất được cài đặt trên van an toàn. Và áp suất này cho phép đường ống hoặc bình chứa nơi van an toàn được lắp hoạt động bình thường.
Tác dụng của van an toàn có tác dụng bảo vệ đường ống, bồn chứa khỏi sự tăng áp suất đột ngột. Khi áp suất tăng đột ngột quá mức giới hạn của đường ống hoặc bình chứa thì gây nguy hiểm. Nguy hiểm có thể là gây nổ hoặc phá vỡ cấu trúc thiết bị.
Kết luận: Như vậy safety valve có tác dụng bảo vệ hệ thống và bồn chứa.
Safety valve được cấu tạo gồm các bộ phận chính như sau:
– Thân van: được làm bằng thép, gang, inox
– Đĩa van: inox 304, inox 316
– Seat
– Lò xo
– Ty van
– Nắp chụp bảo vệ lò xo
Van an toàn luôn ở trạng thái thường đóng, khi áp suất tại khu vực lắp van tăng vượt áp suất mặc định van. Thì lúc này van an toàn sẽ mở để xả áp về lại áp suất cài đặt.
Tham khảo video về nguyên lý hoạt động của van an toàn
1- Van an toàn tác động trực tiếp: Loại van này được sử dụng phổ biến. Van xả nhờ tác động trực tiếp của áp suất lên đĩa van đẩy lò xo van. (Van mở khi áp suất đầu vào lớn hơn áp suất mặc định thiết lập trên van, thông qua điều chỉnh lò xo).
2- Van an toàn tác động gián tiếp: Loại van này thường được sử dụng cho áp suất cao. Cấu tạo có van chính và van phụ. Khi áp suất tăng cao quá áp suất của van phụ thì van phụ xả vào khoang chính, khi áp tiếp tục tăng cao quá áp suất van chính thì van chính mở để xả áp.
Đây là loại van sử dụng dành riêng cho hơi nóng, nó chịu nhiệt độ cao của hơi nóng. Những loại van này có thể chịu tới 350°C và áp suất cao tới 600bar. Chúng thường sử dụng thân gang hoặc thân thép để giảm chi phí. Khác với các loại van an toàn thông thường thì loại van cho hơi nóng này sẽ khác biệt về vật liệu cấu tạo của một số bộ phận trong van. Đặc biệt là seat, ty và lò xo, chúng phải được chế tạo bởi vật liệu chịu nhiệt.
Loại van an toàn cho khí nén và nước có giá rẻ nhất trong các loại van an toàn. Bởi chúng được chế tạo bởi các vật liệu thường, không chịu nhiệt nên có chi phí rẻ hơn. Thường thì loại này được làm bởi thân đồng hoặc inox và nối ren là chủ yếu.
Hiện có khá nhiều lựa chọn cho loại van an toàn khí nén đến từ Hàn Quốc, Đài Loan với giá tốt. Tất nhiên rất khó để so sánh 2 sản phẩm khác nhau nếu bạn không phải là người sử dụng.
Với xăng dầu, các môi chất có độ nhớt cao hoặc đặc biệt cần lựa chọn đúng loại van an toàn. Có các loại van được thiết kế riêng cho ngành xăng dầu đảm bảo các tiêu chuẩn API của Mỹ. Chúng có khả năng chịu được độ nhớt cao và đảm bảo vệ an toàn cháy nổ.
Tại Công ty PH, Chúng tôi cung cấp các loại van an toàn cho các ứng dụng và môi chất khác nhau. Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn cụ thể cho khách hàng. Hơn ai hết chúng tôi hiểu bạn muốn gì và cần những gì?
Van an toàn đồng có tay, không tay, nối ren – Xuất xứ: Đài Loan – Áp suất: 0-10bar – Nhiệt độ: 180°C – Ứng dụng: nước, khí nén, xăng dầu, hơi nóng – Size: 15A -50A | |
Van an toàn inox 304 316 có tay, không tay, nối ren – Xuất xứ: Đài Loan – Áp suất: 0-10bar – Nhiệt độ: 180°C – Ứng dụng: nước, khí nén, xăng dầu, hơi nóng – Size: 15A -50A | |
Van an toàn Leser 441 – Xuất xứ: Đức – Áp suất: 0-40bar – Nhiệt độ: 450°C – Ứng dụng: nước, khí nén, xăng dầu, hơi nóng, dầu nóng – Size: DN25 – DN200 | |
Van an toàn YNV – Xuất xứ: Hàn Quốc – Áp suất: 0-11bar – Nhiệt độ: 220°C – Ứng dụng: nước, khí nén, xăng dầu, hơi nóng – Size: DN15 – DN150 |
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn: Mr Phong O936 662 69O
Tuyên bố trách nhiệm
Bài viết dựa trên kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành van của tác giả Hữu Mạnh và không sao chép nội dung của các trang web khác. Mọi ý kiến tranh luận hay đóng góp vui lòng gửi về: sales@vanphongphu.com
Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link về bài viết này khi bạn sao chép nội dung. Cảm ơn
So sánh van bi và van cầu về cơ chế làm việc, ứng dụng. Để thấy được sự khác biệt của hai loại van mà chúng ta dễ dàng lựa chọn hay thay thế chúng lẫn nhau.
Lựa chọn van bi hay van cầu? Cùng chỉ ra sự khác biệt giữ chúng để tạo dễ dàng lựa chọn chúng cho từng ứng dụng phù hợp. Hoặc dùng chúng để thay thế lẫn nhau cho một số ứng dụng hay môi chất.
Trước tiên, hãy tìm hiểu sơ bộ về hai loại van trên
– Van bi: đóng mở nhanh bằng một quả bi tròn được đục rỗng ở giữa để môi chất đi qua dễ dàng
– Van cầu: còn được gọi là van tay vặn, đóng mở bởi đĩa van nằm ngang nâng lên hoặc hạ xuống dựa vào cơ cấu truyền động tay quay bên ngoài van
1- Thiết kế
– Van bi: Thiết kế đơn giản, đóng mở nhanh. Thường được sử dụng khá phổ biến và dùng nhiều ở các size nhỏ.
– Van cầu: Có các size với kích thước lớn còn van bi thì không, do việc chế tạo bi size lớn rất tốn kém.
2- Cơ chế làm việc
– Van bi: đóng mở dễ dàng bởi quả cầu thông qua sự điều khiển của tay cầm phía ngoài van. Van bi là loại van bền bỉ và có thể cho môi chất có thể đi qua van bi cả 2 chiều.
– Van cầu: Môi chất đi qua van theo một chiều nhất định được chỉ dẫn trên thân van. Nếu lắp đặt ngược lại thì van sẽ bị hư hỏng.
– Van bi: Dùng cho các ứng dụng đóng mở nhanh. Nó có thể dùng để điều tiết môi chất nhưng không điều chỉnh dòng chảy tốt bằng van cầu.
– Van cầu: Dùng cho các ứng dụng cần điều tiết hoặc điều chỉnh môi chất. Nó được coi là tiêu chuẩn cho ngành van điều khiển. Vì vậy nó rất phù hợp cho ứng dụng hơi nước, dầu, khí nén…
4- Tổng kết so sánh van bi và van cầu
Tùy thuộc vào ứng dụng mà chúng ta lựa chọn van bi hoặc van cầu dựa trên những gì mà chúng tôi đã nêu ở trên. Với ứng dụng đóng mở nhanh hãy chọn van bi. Còn với ứng dụng cần điều tiết môi chất chính xác thì sử dụng van cầu.
Bài viết được biên tập bởi Đinh Phong – V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link về bài viết khi bạn sao chép nội dung tại đây. Cảm ơn
So sánh sự khác giữa van bướm Butterfly valve và van cửa Gate valve. Việc thay thế giữa hai loại van này cho nhau trong đường ống.
Van cửa và van bướm là hai loại van công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất, cả hai loại đều có sự khác biệt lớn về cấu trúc, các làm việc. Mục đích chung duy nhất của chúng là kiểm soát và điều tiết môi chất một cách an toàn.
Trước tiên, ta cần tìm hiểu xem van bướm và van cửa là gì?
– Van cửa là van đóng mở nhanh bằng cách nâng hạ một cánh cửa (cổng). Van đòi hỏi ít không gian nên không ảnh hưởng tới dòng chảy.
– Van bướm là van đóng mở nhanh bằng cách xoay một đĩa van ở giữa van. Van bướm được sử dụng rất sớm từ thế kỷ 18.
1- Thiết kế
– Van bướm: Gồm thân van, cơ cấu điều khiển và một đĩa van được cố định ở giữa thân van. Nói chung cơ cấu đơn giản nên việc chế tạo nhanh chóng và giá rẻ
– Van cửa (van cổng): Thân van, đĩa van dạng dao (cổng, cửa), cơ cấu điều khiển. Cơ cấu phức tạp hơn van bướm, vật liệu chế tạo nhiều hơn nên giá cao hơn
2- Cơ chế làm việc
– Van bướm: Điều khiển bằng tay kẹp hoặc tay quay bên ngoài làm quay đĩa van theo chiều chảy của môi chất, Van bướm đóng mở nhanh chóng, có thể đóng mở thường xuyên nên lý tưởng cho việc đóng mở nhanh và khẩn cấp.
– Van cửa: Điều khiển bởi tay quay bên ngoài van giúp nâng đĩa van lên hoặc xuống. Cơ cấu đóng mở chậm nên không lý tưởng cho việc đóng mở khẩn cấp. Chịu áp suất cao hơn so với van bướm
– Van bướm: Nhẹ hơn so với van cửa nên chúng lý tưởng cho lắp đặt ở các đường ống lớn, dùng để điều chỉnh hoặc điều tiết môi chất.
– Van cửa: Van cửa có lớp niêm phong tốt nên được sử dụng với các ứng dụng yêu cầu nghiêm ngặt và không cần chuyển đổi thường xuyên. Nó chỉ được sử dụng ở trạng thái đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn và không được sử dụng để điều chỉnh, điều tiết môi chất, tốc độ dòng chảy.
4- Giá của sản phẩm
Nếu so sánh cùng kích thước đường kính, vật liệu, môi chất thì van bướm có giá rẻ hơn so với van cửa. Với những size nhỏ dưới 40A có thể van cửa có giá rẻ hơn nhưng kích thước size càng lớn thì van cửa lại có giá cao hơn van bướm. Vì vậy mà van bướm được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp nước.
5- Tổng kết của việc so sánh van bướm và van cửa
Van bướm
– Đóng mở nhanh, có thể sử dụng để điều tiết dòng chảy
– Trong lượng nhẹ, cần ít không gian lắp đặt
– Giá cả phải chăng
– Cản trở dòng chảy hơn so với van cửa, tạo nên sự hỗn loạn của dòng chảy
Van cửa – van cổng:
– Dòng chảy không bị cản trở khi mở hoàn toàn, tổn thất áp suất tối thiểu
– Dòng chảy có thể chảy từ 2 hướng
– Không để lại cặn trong đường ống
– Chỉ có thể hoạt động ở trạng thái đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn. Nếu để đĩa van ở trạng thái mở một phần nó sẽ nhanh chóng bị mòn, cong vênh và phát ra tiếng kêu.
– Đắt hơn, chiếm nhiều không gian lắp đặt và vận hành hơn so với van bướm
Bài viết được biên tập bởi Đinh Phong – V2P, vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link về bài viết khi bạn sao chép nội dung tại đây. Cảm ơn
Gang là gì? gang cầu, gang xám là gì? Ductile Iron và Cast Iron là gì?
Gang là hợp kim của sắt và carbon với hàm lượng carbon lớn hơn 2.14%. Gang được người Trung Quốc sử dụng từ thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, đến thế kỷ thứ 14 thì người Châu Âu mới biết đến gang.
Phân loại gang:
Gang có nhiều loại như: gang xám (gray cast iron), gang cầu, gang trắng (white cast iron), gang dẻo (ductile iron)…Nhưng loại phổ biến nhất là gang xám (gray cast iron). Nếu bạn vẫn thường nghe thấy đối tác hỏi về gang thì chắc chắn khách đang muốn nói đến là gang xám (gray cast iron). Tại vì gang xám phổ biến và giá của nó là rẻ nhất.
– Cast iron là gang nói chung
– Ductile cast iron là gang dẻo
Ductile cast iron được gọi là gang dẻo là loại gang dễ uốn mà không bị gãy trong khi gang (Cast iron) thì dễ gãy. Vì có tính dẻo nên người ta thường sử dụng gang dẻo trong đường ống nước, nắp hố ga và cho ngành công nghiệp ô tô. Trong khi gang (cast iron) được sử dụng nhiều cho ngành xây dựng.
Trong ngành van gang được sử dụng nhiều là cast iron và ductile iron. Nhưng loại được dùng hơn cả là ductile cast iron (FCD-S) vì đặc tính dẻo và dễ uốn cũng như khả năng chịu lực của nó, ngoài ra nó dễ đúc thành hình và gia công hơn.
Xem thêm bài viết: Các ký hiệu về vật liệu trong ngành van
Bài viết được biên tập bởi các kỹ sư nhiệt lạnh của V2P, được đăng trên web: wayair.com.vn và vanphongphu.com
Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link về bài viết gốc.
Trong thường nhật chúng ta sử dụng các loại van mà trên chúng hoặc catalog có để những thông số hay ký hiệu bên trên mà bạn không rõ chúng được làm từ các vật liệu gì. Vậy hãy cùng tìm hiểu những tài liệu dưới đây do wayair tổng hợp lại.
Xem thêm bài viết về gang: ductile cast iron và cast iron
Các vật liệu được sử dụng làm van được ký hiệu như sau:
– Carbon steel (thép): WCB, A105, A216, A216, WCA, SCPH1, SCPH2,A352, SCPL1, A106, A135, A333, A53…
– Stainless steel (inox): SCS13A, SCS14A, CF8, CF8M, A312…
– Cast iron (gang): FC, FC200, FC250, A48, A126, JL1040…
– Ductile cast iron (gang dẻo): FC400-15, FC450-10, A536, FCD-S
– Maleable iron (gang dẻo): FCMB 270, FCMB 340, A197, A47…
– Brass (đồng thau): C3771, C3604, C36000
– Bronze (đồng đen – đồng xám): CAC401, CAC406
– Flexible joint (Khớp nối mềm)
– Expansion joint (khớp nối giãn nở: tức 1 đầu cố định, 1 đầu giãn)
– Cao su Ethylene-propylene: EPDM
– Cao su Acrylonitrile-butadiene : NBR
– Cao su Fluoroelastomer: FKM
– Nhựa Polytetrafluoroethylene: PTFE
– Nhựa Polyamide resin: PA
Phạm vi áp suất và nhiệt độ làm việc cho các loại thân van:
Ký hiệu vật liệu của tiêu chuẩn JIS và ASTM
Van ép pinch valve là gì? Van ép là loại van hoạt động nhờ vào việc ép là lớp màng lại với nhau để ngăn môi chất đi qua. Lớp màng có thể làm bằng cao su hoặc các vật liệu khác như PEEK, PTFE
Van Pinch (Pinch Valve) thường được gọi với tên tiếng việt là van ép, van chèn. Van Pinch sử dụng lớp màng để đóng kín ngăn chặn môi chất đi qua. Lớp màng có thể làm bằng cao su hoặc các vật liệu khác như PEEK, PTFE.
Cấu tạo van Pinch gồm 3 bộ phận chính là:
– Thân van: được làm bằng nhôm, thép, inox. Đa phần là nhôm với size nhỏ và thép với size to
– Trục ép: được làm bằng thép hoặc inox
– Màng ép: PTFE, PEEK, Cao su
Khi quay cơ cấu tay quay trục ép đi xuống ép 2 màng ép sát lại với nhau. Lúc đó van đóng và môi chất không qua được. Ngược lại, khi quay cơ cấu quay tay lên thì trục ép đi lên, màng ép giãn ra tạo lỗ hở cho môi chất qua.
2.1 Các loại van pinch
Van Pinch được phân loại theo cơ cấu đóng mở và được phân chia làm 3 loại chính như sau:
a- Van Pinch đóng mở bằng khí nén
b- Van pinch đóng mở bằng cơ cấu truyền động tay
c- Van pinch đóng mở cơ cấu truyền động điều khiển (control Pinch valve)
2.2 Ứng dụng của van Pinch
Pinch valve thích hợp dùng cho các loại môi chất rắn trong các ngành công nghiệp. Đặc biệt là như nước thải, bùn lỏng, hóa chất, bụi, mùn cưa, đá dăm, đá vụn, xi măng… Ngoài ra nó còn được dùng cho các ngành CNC trong công nghiệp chế tạo và điện tử.
Trong các ngành nghề :
– Xây dựng: xi măng, cát, đá, sỏi
– Xử lý nước: bùn lỏng, chất thải
– Hóa chất: phân bón, thuốc nhuộm
Liên hệ tư vấn và báo giá: Mr Phong O936 662 69O
Van cầu và van cầu Bellow seal là gì? Chúng có sự khác biệt nào không, và chúng được sử dụng để là gì? Van cầu hay còn gọi là van yên ngựa, van chữ ngã, van hình cầu dùng để điều chỉnh môi chất.
Van cầu là loại van dùng để điều chỉnh lưu chất trong đường ống. Nó được gọi tên theo hình dạng của van. Van cầu còn được gọi với các tên: van cầu hơi, van chữ ngã, van yên ngựa, hay trong tiếng anh nó có tên là Globe valve, bellows seal valve.
Tham khảo các loại van cầu thường dùng cho các môi chất hơi nóng, dầu nóng, khí nén…
Van cầu bellows seal là một loại van cầu có tăng cường thêm lớp bellows seal để chống rò rỉ.
Đối với van cầu bình thường thì chỉ có 1 lớp là gland packing (lớp làm kín) bằng ron chì hoặc vật liệu khác. Còn với van cầu bellows seal thì lớp làm kín ron chì được thay bằng bellows seal. Một số nhà sản xuất còn để 2 lớp là ron chì và bellows seal để tăng cường chống rò rỉ môi chất. Việc có tới 2 lớp bảo vệ chống rò rỉ như vậy sẽ đem lại hiệu quả cao cho việc sử dụng van, thời gian thay thế van được kéo dài. Nếu van bị rò rỉ với mỗi giọt có kích thước 0.4mm/s thì tổn thất cho việc rò rỉ lên tới 200L/ năm.
-> Như vậy có thể tạm kết luận là van cầu bellows seal tốt hơn van cầu thường.
Van cầu bellow seal V2P – Xuất xứ: Trung Quốc, Đức – Áp suất: 16bar, 25bar, 40bar – Nhiệt độ: 450°C – Size: DN15 – DN500 – Ứng dụng: hơi nóng, nước, khí nén, xăng dầu, dầu nóng | |
Van cầu bellow seal KSB – Xuất xứ: Đức – Áp suất: 16bar, 25bar, 40bar – Nhiệt độ: 350°C – Size: DN15 – DN500 – Ứng dụng: hơi nóng, nước, khí nén, xăng dầu, dầu nóng |
Khi quay tay vặn đĩa van sẽ nâng lên môi chất sẽ chảy qua van. Ngược lại khi quay tay vặn đóng thì đĩa van đóng kín môi chất không qua được van. Cơ cấu đóng mở của van có thể là tay vặn hoặc đầu khiển khiển khí nén, điện. Với các size loại van có thể được chế tạo thêm một loại vật liệu bên trong để người vận hành thao tác dễ hơn.
Vui lòng xem video về nguyên lý hoạt động của van cầu
Cấu tạo của van cầu
Van cầu được cấu tạo gồm các bộ phận chính và vật liệu cấu tạo như sau:
– Thân van: thép, inox, gang
– Tay van: gang, thép, nhựa
– Ty van: thép, inox
– Đĩa van: inox
– Seat: PTFE, PFA, inox
Phân loại van cầu:
– Phân loại theo lớp làm kín: Van cầu gland packing, van cầu bellows seal
– Phân loại theo hình dáng: van cầu xiên, van cầu, van cầu góc
Van cầu được sử dụng cho hầu hết các môi chất: nước, khí nén, hơi nóng, xăng dầu… Nhưng đặc biệt là nó còn dùng được cho hơi nóng, dầu nóng, hóa chất. Với những môi chất đặc biệt thì van có thể thay đổi cấu tạo hoặc chất liệu cho phù hợp.
Van cầu hơi nóng là loại van cầu dùng cho hơi nước trong các nhà máy. Có thể là nhà máy thực phẩm, dược phẩm, nước giải khát, dệt may hay điện tử… Chúng có tác dụng điều chỉnh hơi nóng qua đường ống và thường được lắp ở giữa hoặc phía cuối đường ống.
Van hơi nóng có thể coi là loại van điều chỉnh hơi phù hợp trong các ứng dụng cuối. Nơi sử dụng hơi để gia nhiệt hoặc làm hoàn thiện sản phẩm. Có thể sử dụng cả van cầu và van cầu bellow seal cho ứng dụng này. Nhưng tốt nhất vẫn là van bellow seal vì khả năng chống rò rỉ tốt và tuổi thọ cao.
Van cầu hóa chất thường được thiết kế đặc biệt với chất liệu kháng hóa chất. Chúng có thể được lót PTFE, PFA nhưng thực sự phức tạp về chế tạo. Đôi khi vì quá khó khăn nên người ta có thể sử dụng van nút lót PFA để thay thế. Loại van cầu hóa chất ít được sử dụng và ít được các hãng sản xuất.
Liên hệ tư vấn và mua hàng: mr Phong 0936 66 26 9O